Đạo luật hà khắc Dracon

Bài chi tiết: Hiến pháp Dracon

Bộ luật (θεσμοί - thesmi) mà ông ban hành chính là bộ luật thành văn đầu tiên của Athena. Vì không có ai biết rõ sự tồn tài của bộ luật mới này, nên chúng được dán lên một cái bảng gỗ (άξονες - axones), tự xoay quanh trục để mọi người có thể đọc được bất kỳ mặt nào, chúng được lưu giữ suốt khoảng hơn hai thế kỷ, trên một tấm bia đá hình chóp (κύρβεις - kirvis). Hiến pháp này có vài điểm mới như sau:

  • Thay thế cho luật pháp bằng miệng được biết đến với việc tự ý áp dụng và giải thích tất cả các đạo luật được viết ra do đó làm cho mọi công dân biết đọc biết viết có thể kháng cáo những bất công của họ lên Areopagus (Hội đồng Hy Lạp).

[...] Đạo luật do Dracon ban hành, khi những quy tắc của nó được soạn thảo. (Aristotle: Hiến pháp Athena, Phần 5, Tiết 41)

Tuy nhiên bộ luật này đặc biệt cực kỳ khắc nghiệt. Ví dụ như con nợ nào có địa vị thấp hơn so với chủ nợ thì bị buộc làm nô lệ, hình phạt tỏ ra khoan dung hơn đối với những khoản nợ của một thành viên thuộc tầng lớp thấp hơn. Ngoài ra nó còn dành án tử hình cho cả những tội nhỏ nhất tới mức người ta nói rằng luật pháp của Dracon được viết bằng máu chứ không phải mực. Liên quan đến việc tự do sử dụng án tử hình trong luật pháp của Dracon, Plutarchus ghi lại rằng:

Khi có người hỏi vì sao lại ban hành những đạo luật hà khắc như vậy, Dracon trả lời: Chúng ta cần án tử hình để ngăn chặn những tội ác nhỏ, còn những tội lớn hơn thì ta chưa nghĩ ra hình phạt nào nặng hơn thế..[4]

Về sau nhà lập pháp Solon đã cho hủy bỏ luật pháp của Dracon, chỉ giữ nguyên án tử hình đối với tội giết người.